Vết thương té xe trầy chân nữ: 6 Cách chăm sóc và điều trị

Vết thương té xe trầy chân nữ: 6 Cách chăm sóc và điều trị

Vết thương té xe trầy chân nữ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Hiểu được điều đó, Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu sẽ gợi ý cho bạn các cách chăm sóc và điều trị vết thương ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Vết thương té xe trầy chân nữ: 6 Cách chăm sóc và điều trị
Vết thương té xe trầy chân nữ: 6 Cách chăm sóc và điều trị

Chăm sóc và làm sạch vết thương

Các vết thương té xe trầy chân nữ nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể để lại sẹo lồi, hoặc sẹo trắng, sẹo thâm và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là các bước sơ cứu và chăm sóc vết thương cơ bản khi bị trầy mà bạn có thể thực hiện trong hoàn cảnh nào.

  • Rửa vết thương: Nếu vết thương chỉ trầy xước ngoài da, bạn có thể dùng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn và cat trên bề mặt vết thương.
  • Sử dụng dung dịch muối sinh lý: Bạn cần khử trùng thêm 1 lần nữa bằng cách sử dụng nước muối sinh lý và bông gạc để thấm nhẹ nhàng lên bề mặt vết thương.
  • Thay băng dính: Sau khi làm sạch vết thương, bạn nên sử dụng thêm một miếng băng dính để che phủ vết thương. Việc làm sạch vết thương và thay băng dính thường xuyên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm khuẩn và nhanh lành hơn.
  • Sử dụng kem chăm sóc da: Bạn có thể sử dụng kem chăm sóc da để giúp vết thương hồi phục nhanh chóng. 
  • Điều trị bằng kem chứa corticoid: Nếu vết thương bị viêm và đau, bác sĩ có thể kê đơn kem chứa corticoid để giảm đau và viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng kem chứa corticoid cũng cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ.
  • Không cạo lông quanh vết thương: Điều này có thể làm tổn thương và gây nhiễm trùng vùng da xung quanh vết thương.
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già để tránh bị nhiễm trùng
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già để tránh bị nhiễm trùng

Phải làm sao khi vết thương té xe trầy chân nữ bị sưng?

Vết thương té xe trầy chân nữ thường có xu hướng sưng lên và đau nhức khoảng 1-2 ngày. Đây là dấu hiệu thông thường cho thấy vết thương đang dần phục hồi. Vết trầy thường diễn ra theo 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn cầm máu: Lúc này cơ chế hoạt hóa tiểu cần và các yếu tố khác hình thành máu đông tại cái vị trí mao mạch để hạn chế chảy máu.
  • Giai đoạn viêm: Cơ thể bắt đầu có phản ứng xử lý các vi khuẩn trên bề mặt vết thương, quá trình này thường kéo dài khoảng 1-2 ngày , kèm theo triệu chứng sưng và nóng đỏ. 
  • Giai đoạn tăng sinh: Thời điểm cơ thể tăng sinh nguyên bào sợi cũng như hình thành các mô liên kết, giúp làm liền vết thương.
  • Giai đoạn tái tạo: Lúc này cơ thể sẽ tự động sản sinh collagen và elastin tự nhiên để hình thành da mới, đồng thời loại bỏ lớp da bị hư tổn phía trên.

Bạn cần quan sát và theo dõi vết thương trong quá trình này, có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh hoạt thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng. Nếu tình trạng viêm sưng kéo dài từ 4-6 ngày, kèm theo các triệu chứng chảy dịch, sốt, thì bạn nên đến cơ sở ý tế để có bước xử lý tốt hơn.

Lưu ý khi điều trị vết thương té xe trầy chân nữ

Để đảm bảo rằng vết thương té xe trầy chân nữ được hồi phục tốt và hạn chế các biến chứng bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Không tự ý băng bó vết thương: Việc băng quấn vết thương mà không biết rõ cách thức và phương pháp có thể gây tình trạng nhiễm trùng hoặc làm cho vết thương trở nên nặng hơn.
  • Không để vết thương tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn: Vết thương khi mới xuất hiện rất dễ bị nhiễm trùng nếu tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn. Do đó, bạn cần giữ vết thương luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già.
  • Kiểm tra vết thương thường xuyên để đảm bảo sự hồi phục tốt: Sau khi điều trị, bạn cần theo dõi và kiểm tra vết thương thường xuyên để đảm bảo rằng nó đang hồi phục tốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: đỏ, sưng, đau hoặc xuất hiện dịch cạn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Không tự ý băng bó vết thưng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ
Không tự ý băng bó vết thưng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ

Ngoài ra, để đảm bảo vết thương được hồi phục tốt và nhanh chóng, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh sạch sẽ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Mặc dù các vết thương té xe trầy chân nữ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, khi gặp phải những trường hợp sau đây, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời:

  • Vết thương té xe sâu và có dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu vết thương sâu hơn 1cm, bị chảy máu nhiều, bị đầy mủ, và có dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng, đau, đỏ và nóng ở vùng xung quanh vết thương.
  • Vết thương té xe gây ra nhiều đau đớn: Nếu bạn vết thương gây sưng đau dữ dội và không thể chịu đựng được, hãy đến ngay bác sĩ để tìm được phương giải độc và giảm đau.
  • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng da xung quanh: Nếu vùng da xung quanh vết thương bị sưng, đau, đỏ và nóng, thì có khả năng cao vết thương đã bị nhiễm trùng. 
  • Vết thương không hồi phục sau 7 ngày: Nếu sau 7 ngày kể từ lúc bị thương mà chúng vẫn gây đau, sưng, đỏ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Đế gặp bác sĩ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng
Đế gặp bác sĩ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng

Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy lo lắng và muốn được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng vết thương của mình đang hồi phục tốt, thì vẫn có thể đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Bị vết thương té xe trầy chân nữ thì nên ăn gì?

Để vết thương té xe trầy chân nữ nhanh lành bạn cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn trong giai đoạn dưỡng thương:

  • Thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần cần thiết để hỗ trợ sự hồi phục của các tế bào, đồng thời cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để bổ sung đầy đủ protein cần thiết, bạn nên ăn thịt gà, cá, hạt hướng dương, đậu và sữa chua trong giai đoạn này.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu sự viêm nhiễm. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C bạn nên ăn như cam, chanh, dâu tây, kiwi và quả mâm xôi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sự phục hồi của các tế bào. Do vậy bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, quả chín, hạt lúa mì và gạo lứt trong thực đơn mỗi ngày của mình.
  • Nước: Việc uống đủ nước hàng ngày giúp giữ cho cơ thể luôn được cân bằng nước và đảm bảo sự hồi phục tối ưu. Theo Đó, bạn nên uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể không bị mất nước.

Vitamin C giúp kiểm soát huyết áp 

Té xe, trầy chân cần kiêng khem những gì?

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn phù hợp bạn cũng cần quan tâm đến việc phải kiêng khem những thực phẩm nào để rút ngắn quá trình hồi phục. Dưới đây là một số loại thực phẩm, nước uống mà bạn không nên ăn có vết thương té xe trầy chân nữ:

  • Đường hoặc các loại thực phẩm chứa lượng đường cao: Một số món ăn như bánh kẹo, nước ngọt có gas có hàm lượng đường cao. Bởi nó có thể tác động đến sự hình thành của collagen, khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Gừng: Không sử dụng gừng quá nhiều vì có thể sẽ vô tình hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm của vết thương.
  • Sữa đã tách kem: Loại sữa này có khả năng làm tăng sinh insulin, cản trở quá trình hình thành máu đông. Từ đó, kéo dài thời gian liền sẹo.
  • Thịt chó, thịt bò, thịt hun khói: Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng đạm quá cao trong các thực phẩm này làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào. Từ đó dễ hình thành vết sẹo lồi, hoặc làm thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Trứng: Đây có thể là nguyên nhân khiến vết thương ở chân trở nên lâu lành và thậm chí còn gây ngứa khi kéo da non.
  • Hải sản hay các loại thực phẩm có tính tanh: Các loại thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng, ngứa. Do vậy, tốt nhất là nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình.
  • Đồ nếp: Các thực phẩm như: xôi, bánh chưng, hay bánh dày có thể gây mưng mủ, sưng tấy và dẫn đến sẹo lồi không mong muốn.
Trứng gà là cách làm hết quầng thâm mắt sau 1 đêm đơn giản
Trưng là một trong những thực phẩm bạn cần kiêng ăn khi bị té xe ở chân

Vết thương té xe trầy chân ở nữ thường sẽ không để lại sẹo và nhanh chóng hồi phục nếu bạn biết cách xử lý kịp thời và chăm sóc. Hy vọng với các bước sơ cứu kể trên sẽ giúp cho chính bạn và những người xung quanh khi gặp va chạm không mong muốn nhé.

Đánh giá bài viết